Điện tàu thủy

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 6520228
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định 820/QĐ-CĐHHII ngày 09 tháng 9 năm 2022

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên ngành, nghề: Điện tàu thuỷ

Mã ngành, nghề: 6520228

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT; Bổ túc THPT hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung

Nghề mà người hành nghề vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống điện, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện và hệ thống điện trên tàu thủy theo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trên tàu thủy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đăng kiểm; thực hiện kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp đặt và sửa chữa, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Kiến thức:

- Phân tích được ứng dụng của các loại vật liệu điện;

- Mô tả được cấu tạo, phân tích được nguyên lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử;

- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các khí cụ điện;

- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các loại máy điện;

- Mô tả được trạm phát điện và phân tích được các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thủy;

- Phân tích được các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện cho các hệ thống: Hệ thống lái, hệ thống làm hàng, hệ thống tời neo, hệ thống bơm, hệ thống quạt gió và các hệ thống truyền động điện khác trên tàu thủy;

- Phân tích được cách bố trí các hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu thủy;

- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động kiểm tra trên tàu thủy;

- Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các hệ thống tự động điều khiển trên tàu thủy;

- Trình bày được nguyên tắc làm việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Kỹ năng:

   - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;

- Vận hành thành thạo hệ thống trạm phát điện tàu thủy;

- Vận hành thành thạo các bảng điện trên tàu thủy;

- Bảo dưỡng được các hệ thống điều khiển trong hệ thống điện;

- Bảo dưỡng được các loại khí cụ điện trên tàu thủy;

- Sửa chữa được hư hỏng các loại máy biến áp trên tàu thủy;

- Sửa chữa được các máy phát điện xoay chiều một pha trên tàu thủy;

- Sửa chữa được các loại động cơ điện xoay chiều ba pha trên tàu thủy;

- Sửa chữa được các loại máy phát điện xoay chiều trên tàu thủy;

- Sửa chữa được các loại máy phát điện một chiều trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các hệ thống điện chiếu sáng và điện sinh hoạt trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các bảng tụ điện trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các hệ thống điện động lực trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các hệ thống điều khiển trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải trên tàu thủy;

- Lắp đặt được các hệ thống báo động trên tàu thủy;

- Kiểm tra trực ca tàu biển;

- Nghiệm thu được các hệ thống điện tàu thủy đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, an toàn;

- Tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Chính trị, đạo đức:

            + Hiểu được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Viêt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;

            + Nắm và thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

            + Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân, biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;

            + Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao;

+ Có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

            + Hiểu được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

            + Hiểu được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

            + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

            Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp đặt hệ thống điện tàu thủy;

- Vận hành hệ thống điện tàu thủy;

- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện tàu thủy;

- Nghiệm thu các hệ thống điện tàu thủy;

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

            - Số lượng môn học, mô đun: 37

            - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2550 giờ

            - Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ

            - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2115 giờ

            - Khối lượng lý thuyết: 851 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1571 giờ

            - Thời gian khóa học: 2,5 năm

3. Nội dung chương trình:

Mã MH,

MĐ, HP

Tên môn học, mô đun

 

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ TT/TN/ BT/ Thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung/ đại cương

18

435

157

255

23

MH 01

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

II

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề

84

2070

689

1264

117

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

20

420

189

204

27

MH 07

Vẽ điện

2

30

20

8

2

MH 08

An toàn điện và luật công ước

2

30

20

8

2

MH 09

Vật liệu điện

2

30

20

8

2

MH 10

Lý thuyết mạch điện

3

45

30

12

3

MH11

Máy điện

3

45

30

12

3

MĐ 12

Điện tử công suất

2

60

28

28

4

MĐ 13

Kỹ thuật số

2

60

28

28

4

MĐ 14

Thực hành cơ bản

4

120

13

100

7

II.2

 Môn học, mô đun chuyên môn

54

1440

408

956

76

MĐ 15

Kỹ thuật đo (đo các đại lượng điện và không điện)

3

90

25

60

5

MH 16

Hệ thống thông tin liên lạc tàu thủy

2

30

20

8

2

MĐ 17

Sửa chữa khí cụ điện

2

60

16

40

4

MĐ 18

Sửa chữa và vận hành máy điện

3

90

25

60

5

MĐ 19

Đấu mắc mạch điện động cơ xoay chiều

3

90

25

60

5

MĐ 20

Lắp ráp mạch điện tử

2

60

16

40

4

MH 21

Lý thuyết điều khiển tự động

2

30

20

8

2

MH 22

Kỹ thuật vi xử lý

2

30

20

8

2

MĐ 23

Lắp đặt hệ thống thông tin, chiếu sáng và tín hiệu hàng hải

3

90

25

60

5

MH 24

PLC – SCADA

4

60

40

16

4

MH 25

Trạm phát điện tàu thuỷ

3

    45

30

12

3

MĐ 26

Điều khiển lập trình biến tần

2

60

16

40

4

MH 27

Truyền động điện tàu thuỷ

3

45

30

12

3

MĐ 28

Hệ thống tự động tàu thủy

2

60

16

40

4

MĐ 29

Lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện điều khiển tàu thuỷ

3

90

25

60

5

MĐ 30

Khai thác trạm phát điện  tàu thuỷ

2

60

16

40

4

MĐ 31

Lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống báo động trên tàu thuỷ

3

90

25

60

5

MĐ32

Tiếng Anh chuyên ngành

4

60

28

28

4

MĐ 33

Thực tập tốt nghiệp

6

315

0

308

7

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

10

210

92

104

14

MH 34

Cung cấp điện

3

45

30

12

3

MĐ 35

Khai thác mạng truyền thông công nghiệp

2

60

16

40

4

MH 36

Kỹ thuật điện lạnh

3

45

30

12

3

MĐ 37

Kỹ thuật điều khiển thủy khí

2

60

16

40

4

Tổng cộng

102

2505

856

1523

141

 

4. Hướng dẫn sử dụng chung:

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển, trên các tàu biển hoặc các cơ sở lắp đặt thiết bị điện dân dụng và công nghiệp;

- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

 

 

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

 Thể dục, thể thao

 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

 Văn hoá, văn nghệ:

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng

 Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

 Hoạt động thư viện

 Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

- Theo quy định chung của nhà trường

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết chuyên môn; Thực hành.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.     

 4.4. Các chú ý khác:

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình này 2 năm. Trong đó Lý thuyết chiếm từ (30% - 50%); thực hành, thực tập từ (50% - 70%) tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của  trường  mà có thể xác định  các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn;

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn  Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý./.

 

                                                                                             


 

 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC