Kế toán doanh nghiệp

  • Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
  • Mã Ngành/Nghề: 50340310
  • Thời gian đào tạo: 2.5 Năm
  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

 

             

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số  820/QĐ-CĐHHII ngày 09 tháng 09 năm 2022  của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Hàng hải II)

 

Tên nghề: Kế toán doanh nghiệp

Mã nghề: 50340310

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

1.        Mục tiêu đào tạo

1.1.           Mục tiêu chung:

Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có lối sống lành mạnh, biết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Có đủ kiến thức để trở thành những kế toán viên. Có đủ tư đuy và kỹ năng để thăng tiến trong công việc.

1.2.           Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Kiến thức

- Trình bày được các chuẩn mực kế toán;

- Mô tả được chế độ kế toán;

- Trình bày được hệ thống văn bản pháp luật về thuế;

- Biết được phương pháp sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, trong nghiên cứu để soạn thảo các hợp đồng thương mại;

- Xác định được vị trí, vai trò của kế toán trong ngành kinh tế;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

- Vận dụng được các văn bản liên quan đến ngành kinh tế;

- Trình bày được tên các loại chứng từ kế toán được sử dụng trong các vị trí việc làm;

- Trình bày được phương pháp lập chứng từ kế toán; phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp;

- Trình bày được quy trình xây dựng định mức chi phí;

- Phân bổ được doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập theo cơ sở dồn tích;

- Phân bổ được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Điều chỉnh được tỷ giá hối đoái liên quan đến ngoại tệ;

- Trình bày được phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; phương pháp thu thập, sắp xếp, quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán; phương pháp kiểm tra, đối chiếu, xử lý trong công tác kế toán; các phương pháp kê khai thuế, báo cáo ấn chỉ; phương pháp lập báo cáo tài chính; phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị; phương pháp phân tích tình hình tài chính cơ bản của doanh nghiệp;

- Trình bày được phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, phần mềm kê khai hải quan, biết cách sử dụng chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Kỹ năng

- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp;

- Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý chức năng;

- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán theo từng vị trí công việc;

- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp;

- Xây dựng được hệ thống định mức chi phí;

- Phân bổ được doanh thu nhận trước, ghi nhận doanh thu, thu nhập theo cơ sở dồn tích;

- Phân bổ được chi phí trả trước, trích trước phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Điều chỉnh được tỷ giá hối đoái liên quan đến ngoại tệ;

- Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp;

- Lập được báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;

- Xây dựng được báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp;

- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp;

- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

- Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật;

- Báo cáo với lãnh đạo các đơn vị và đề xuất các giải pháp đúng đắn để hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng; sử dụng được phần mềm hỗ trợ kê khai, kê khai hải quan, sử dụng được chữ ký số khi nộp tờ khai, nộp thuế điện tử;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Tổ chức, đánh giá, phân tích các hoạt động nhóm;

- Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;

- Có ý thức trách nhiệm trong công việc, trong sử dụng, bảo quản tài sản trong doanh nghiệp.

1.3.           Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kế toán vốn bằng tiền;

- Kế toán hàng tồn kho và phải trả người bán;

- Kế toán tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính và các khoản vay;

- Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng;

- Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương;

- Kế toán chi phí và tính giá thành;

- Kế toán thuế;

- Kế toán tổng hợp.

1.4.           Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kế toán doanh nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2.        Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

-         Số lượng môn học, mô đun: 33

-         Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2505 giờ

-         Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

-         Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2070 giờ

-  Khối lượng lý thuyết: 983 giờ; Thực hành,thực tập, thí nghiệm: 1427 giờ, Kiểm tra 101 giờ.

-         Thời gian khóa học: 2.5 năm

3.        Nội dung chương trình:

 

 

Mã MH/MĐ/HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành/ TT/ TN/ BT/ TL

Kiểm tra

I

Các môn học chung

18

435

167

255

23

MH 01

Giáo dục Chính trị

5

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

0

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

0

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

25

58

2

MH 06

Tiếng Anh

8

120

42

72

6

II

Các môn học , mô đun đào tạo nghề bắt buộc

115

2070

816

1172

78

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

29

435

240

169

26

MH 07

Kinh tế chính trị

4

60

40

16

4

MH 08

Luật kinh tế

2

30

18

10

2

MH 09

Kinh tế vi mô

3

45

23

20

2

MH 10

Anh văn chuyên ngành 1

4

60

28

28

4

MH 11

Anh văn chuyên ngành 2

4

60

28

28

4

MH 12

Nguyên lý thống kê

3

45

18

25

2

MH 13

Lý thuyết tài chính tiền tệ

4

60

40

16

4

MH 14

Nguyên lý kế toán

5

75

45

26

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

72

1425

471

906

44

MH 15

Thuế

4

60

40

18

2

MH 16

Tài chính doanh nghiệp 1

4

60

40

18

2

MH 17

Kế toán thương mại dịch vụ

4

60

31

27

2

MH 18

Kế toán doanh nghiệp 1

6

90

50

36

4

MH 19

Kế toán doanh nghiệp 2

6

90

50

36

4

MH 20

Kế toán doanh nghiệp 3

6

90

50

36

4

MH 21

Kế toán doanh nghiệp 4

6

90

50

36

4

MH 22

Kế toán thuế

4

60

30

28

2

MH 23

Kế toán quản trị

6

90

50

36

4

MH 24

Kỹ năng mềm

4

60

30

28

2

MH 25

Tài chính doanh nghiệp 2

6

90

50

36

4

MĐ 26

Thực tập kế toán doanh nghiệp sản xuất

3

90

0

86

4

MĐ 27

Thực tập kế toán thương mại dịch vụ

2

45

0

43

2

MĐ 28

Kế toán máy

3

90

0

86

4

MĐ 29

Thực tập tốt nghiệp

8

360

0

356

 4

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

14

210

105

97

8

MH 30

Soạn thảo văn bản

3

45

20

23

2

MH 31

Phân tích hoạt động kinh doanh

4

60

30

28

2

MH 32

Kiểm toán

4

60

30

28

2

MH 33

Thanh toán quốc tế

3

45

25

18

2

TỔNG CỘNG

136

2505

983

1427

101

 

4.        Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc:

            Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng ban hành để áp dụng thực hiện

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Những môn học mang tính chất thực tế: học sinh tự tìm đơn vị để có số liệu thực tế, tham khảo tình hình thực tế tại doanh nghiệp từ đó làm bài báo cáo. (Số liệu có thể do giáo viên cung cấp, tùy theo môn học)

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Những môn học lý thuyết, tích hợp thì kiểm tra kết thúc môn theo các hình thức thi vấn đáp, viết (tùy theo môn học, mô đun). Riêng các môn thực hành thì kết thúc môn bằng hỏi báo cáo (thi vấn đáp)

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Lý thuyết; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chư­ơng trình đào tạo trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành


 

NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO

TIN TỨC